Vì sao niệm Phật lại đi đến A Tỳ Địa Ngục? Ý niệm tự tư tự lợi quá nặng,tuy là niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, nhưng mỗi niệm không buông xả tự tư tự lợi, ngay trong cuộc sống thường ngày vẫn là tranh danh đoạt lợi với người. Thì ra là như vậy! Tuy là miệng niệm Di Đà, nhưng danh vọng lợi dưỡng, tham-sân-si-mạn, phải quấy nhân ngã trong lòng không có thứ nào buông xả, vậy đương nhiên là đọa A Tỳ Địa Ngục rồi, không có lời gì để nói.
Chúng ta từ ngay chỗ này có được sự khải thị rất lớn, sau đó mới biết được niệm Phật không phải chỉ có miệng niệm, chỉ có miệng niệm thì không hữu dụng. Chẳng trách người xưa thường nói: “Miệng niệm Di Đà tâm tán loạn, đau mồm rát họng cũng chỉ uổng công”. Niệm Phật phải niệm thế nào?Nghĩ tưởng xem ý nghĩa của “niệm” là gì? Văn tự Trung Quốc chúng ta là phù hiệu của trí tuệ, chữ “niệm” bên trên là chữ “kim”, phía dưới là chữ “tâm”. Thì ra ý nghĩa của chữ “niệm” là tâm của hiện tại, trên tâm hiện tại có Phật thì gọi là niệm Phật. Không nhất định là miệng niệm, mà trong tâm phải thật có Phật. Nếu trong tâm không có Phật, chỉ trên miệng có Phật thì không hữu dụng, nhất định trong tâm phải có Phật. Trong tâm có A Di Đà Phật rồi, ý nghĩa của A Di Đà Phật là gì? Nếu như chỉ niệm một câu Phật hiệu này mà không hiểu ý nghĩa thì không thể tương ưng.
Cũng có lẽ các vị hỏi, có rất nhiều người không có văn hóa, người không có nhận qua giáo dục, cũng không có nghe Kinh, Phật lý, thế gian lý họ đều không hiểu thứ gì, thế nhưng niệm Phật không được bao lâu thì họ chân thật vãng sanh, Phật tiếp dẫn họ đi rồi,việc này là thế nào vậy? Tỉ mỉ đi quán sát họ, thì ra ý nghĩa hàm chứa trong câu“A Di Đà Phật”, họ thảy đều làm được rồi, cho nên họ có thể vãng sanh. Họ không có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, không có tự tư tự lợi, không có phải quấy nhân ngã, không có tham-sân-si-mạn, đối nhân xử thế tiếp vật là một mảng từ bi.Việc này tuy là họ chưa học qua, thế nhưng họ khởi tâm động niệm liền tương ưng với Phật.
Nếu bạn không tin tưởng, Singapore có một vị cư sĩ Hứa Triết, bà không hề nghe qua Phật pháp, cũng không có đi học, đến bốn năm mươi tuổi bà mới ra sức dụng công, đến khắp nơi thỉnh giáo với người, như vậy mới có thể đọc sách, chưa hề tiếp xúc qua Phật giáo. Cả đời bà, khởi tâm động niệm, đời sống, hành vi nhà Phật đã nói, bà thảy đều làm được. Hơn một năm gần đây, bà mới xem đến sách Phật. Bà xem được rất hoan hỉ, bà vẫn ngày ngày đang đọc.Tôi đến thăm hỏi bà.Bà hỏi tôi: “Con có thể làm đệ tử Phật hay không?”.Tôi nói: “Bà là đệ tử Phật tiêu chuẩn”. Năm giới mười thiện, nếu cho điểm số thì bà đáng được điểm mười, không có chút kém khuyết nào. Cho nên, bà phát tâm xin đến quy y, tôi không chỉ đem chứng nhận quy y đưa cho bà, ngay chứng nhận ngũ giới cũng đưa cho bà, vì bà làm viên mãn rồi. Tuy trong miệng bà không có niệm A Di Đà Phật, thế nhưng trong tâm của bà toàn là A Di Đà Phật. Bà một đời ăn trường chay, cả đời không hề tức giận, cả đời không hề oán giận một người nào. Bạn xem, bà không phải Bồ Tát thì là ai? Cư sĩ Lý Mộc Nguyên hỏi bà: “Bà ở trong xã hội làm việc cũng gặp phải rất nhiều người ác,việc ác, vậy bà đối đãi họ thế nào?”. Bà nói, đồng sự thì bà nhất định chính mình nỗ lực phản tỉnh: “Ta chính mình chưa làm được viên mãn, làm người khác không hoan hỉ”.Từ trước đến giờ,bà không trách người khác.Bà có thể hồi quang phản chiếu, phản tỉnh, thay đổi tự làm mới. Những người ác việc ác bên ngoài, không phải cộng sự với chính mình thì bà hoàn toàn không để vào trong tâm: “Tôi xem thấy trong xã hội những người ác việc ác này, cũng giống như tôi mỗi ngày đi ra đường, ở trên đường gặp được rất nhiều người không quen đi qua đi lại vậy, không để ở trong lòng”. Chỗ này chính gọi là: “thấy mà không thấy, nghe mà không nghe”. Có xem thấy hay không?Xem thấy, nhưng không để ở trong tâm, thấy mà không thấy.Cho nên, tâm hạnh của bà thuần thiện, nhà Nho nói là “chỉ ư chí thiện”.Đó là một Bồ Tát thị hiện, không phải người thông thường.Bà dạy bảo chúng ta, làm ra cho chúng ta xem.Đoạn ác tu thiện là có thể làm đến được, không phải là không làm được, mà chỉ sợ bạn không chịu làm.Nếu bạn chịu phát tâm làm thì có lý nào mà làm không được?Bà có thể làm đến được, vì sao chúng ta lại làm không được?
Khuyết điểm lớn nhất của chúng ta ngày nay là ngày ngày xem thấy lỗi lầm của người khác, ngày ngày thấy khuyết điểm của người, người khác không có cũng đem họ nghĩ ra thành có.Oan uổng cho người!Đây là chính mình đang tạo nghiệp.Người như vậy niệm Phật làm sao có thể vãng sanh?Đương nhiên là không thể vãng sanh. Cho nên lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam nói: “Đáng đọa lạc như thế nào vẫn phải đọa lạc như thế đó, đáng luân hồi như thế nào thì vẫn phải luân hồi như thế đó”. Cho nên, niệm Phật có đọa địa ngục, có đọa ngạ quỷ, có đọa súc sanh.Chúng ta phải hiểu được những đạo lý này, hiểu rõ chân tướng sự thật, phải nên tu học thế nào.Nghiệp chướng của chính chúng ta, nghiệp chướng lớn nhất như vừa rồi mới nói là tự tư tự lợi.Trong tự tư tự lợi, nghiêm trọng nhất là tâm tham.Từ trong tâm tham, nếu tham được rồi thì liền bỏn xẻn, còn tham không được thì liền sanh sân hận, đố kỵ.Do bởi đố kỵ, sân hận nên tạo tác vô lượng vô biên tội nghiệp.
PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH giảng giải (tập 181)
Người giảng: Lão pháp sư Tịnh Không
————————————
facebook – PHÒNG PHÁT HÀNH DẦN NGUYỆT
www.dannguyet.com.vn