NĂM NGHỀ BUÔN BÁN KHÔNG NÊN LÀM

máy giảng pháp
NĂM NGHỀ BUÔN BÁN KHÔNG NÊN LÀM
———————
” Trong kinh Tăng Chi, Đức Phật dạy cho những người cư sĩ và những người làm kinh doanh buôn bán ”

1. KHÔNG BUÔN BÁN VŨ KHÍ

-Không kinh doanh vũ khí, tức là không buôn bán những loại khí cụ gây nguy hiểm, đe dọa tính mạng và sự an toàn của người khác.
-Sống trong đời, đừng chủ quan về bất cứ việc gì. Cho dù mình sống ở 1 đất nước văn minh, tân tiến thì tất cả mọi người sinh ra trên mảnh đất đó cũng đều là phàm phu tục tử, không ai là thánh nhân. Mà đã là phàm phu tục tử thì chúng ta còn tham lam, còn sân giận, còn si mê, còn ích kỷ, thù hận và ganh tị,…
-Một đất nước có văn minh đến đâu, 1 quốc gia có cường thịnh cỡ nào, trong lòng tất cả chúng ta đầy đủ những yếu tố trên. Đó là bản chất của con người ! Cho nên, nếu sở hữu những loại vũ khí nguy hiểm bên cạnh, trong những lúc không kiểm soát được bản thân mình chúng ta sẽ làm gì ?
-Chúng ta đều là những người phàm phu nên sẽ không đủ khả năng kiềm chế trong mọi tình huống. Nếu ngày nào súng còn phát triển 1 cách tự do thì những chuyện đáng tiếc trong xã hội vẫn sẽ tiếp tục xảy ra.
-Tuy thời của Đức Phật chưa có súng, nhưng từ các loại vũ khí Ngài vẫn cảm thấy sự nguy hiểm đang đe dọa tính mạng, sự an toàn của tất cả nhân loại.
-Nếu chúng ta kinh doanh vũ khí, nghĩa là vô tình tiếp tay cho tội phạm 1 cách trực tiếp hoặc gián tiếp, gây ra những thảm cảnh bi thương trong xã hội.
-Ngay từ xưa, Phật đã dạy người cư sĩ không nên mua bán vũ khí. Ngày hôm nay, thời đại văn minh chúng ta mới nhận thấy lời dạy ấy thật quý báu. Trên thế giới, hiếm nước nào xảy ra xả súng chết hàng loạt gây bao cảnh đau thương như ở Mỹ. Ta nên lấy đó làm bài học cho đất nước mình, các vị tự do kinh doanh nhưng đừng buôn bán vũ khí.

2. KHÔNG BUÔN BÁN NGƯỜI

-Điều thứ 2, Đức Phật dạy rằng : ” Không được kinh doanh người “, bởi hành động đó được xem là tội lỗi và vô đạo đức. Kinh doanh theo hướng này đồng nghĩa với việc chúng ta lợi dụng thân xác con người để làm kinh tế.
-Buôn bán người được xem như 1 dạng thương mại bất hợp pháp nhằm mục đích thu lợi 1 cách bất chính. Nạn nhân của tội buôn bán người thường là phụ nữ và trẻ em. Họ bị lạm dụng tình dục giống như 1 dạng nô lệ thời hiện đại.
-Đây được xem như ” ngành công nghiệp ” tội ác có mức độ phát triển nhanh nhất trên thế giới, cùng với buôn lậu vũ khí đứng hàng thứ 2 về quy mô, chỉ sau buôn bán ma túy.
-Ngay từ ngàn xưa, Đức Phật đã răn dạy con người thật đúng về vấn đề đạo đức ” không buôn bán người “. Đã là 1 người Phật tử, 1 nhà doanh nghiệp thì nên có chữ ” tâm ” trong kinh doanh. Chúng ta không nên làm những hành động đi trái với giá trị con người.
-Nếu kinh doanh đúng như lời Phật dạy thì đồng tiền kiếm được, nó vừa danh dự, bảo vệ được hạnh phúc lâu dài.

3 .KHÔNG BUÔN BÁN CÁC CHẤT GÂY SAY

-Phật dạy : ” Không bán các chất gây say “, câu này bao gồm cả ma túy, rượu, bia, thuốc lá,… Chúng ta biết dừng ở 1 mức độ nhất định các loại chất gây say thì vấn đề không thật sự nghiêm trọng. Tuy nhiên, con người có thực sự biết kiềm chế bản thân và dừng lại hay không ?
-Ma túy, rượu, bia, thuốc lá,… làm hủy hoại sức khỏe con người đồng thời khiến cho thần kinh người nghiện bị tổn hại. Dùng quá liều có thể dẫn đến cái chết. Các nghiên cứu khoa học cho thấy người nghiện thường bị thoái hóa nhân cách, rối loạn hành vi, có lối sống buông thả và dễ vi phạm pháp luật.
-Vậy nên, những người làm nô lệ cho những chất gây say sẽ không có 1 kết quả tốt. Đầu tiên, họ bị mất lòng tin với mọi người. Sau đó, họ đánh mất tất cả tiền bạc, công việc, học hành và tương lai.
-Do đó, kinh doanh ma túy, rượu, bia, thuốc lá,.. nói riêng và những chất gây say nói chung chính là con đường nhanh nhất làm băng hoại xã hội loài người.

4 KHÔNG BUÔN BÁN THỊT

-Mọi người có thể kinh doanh bất cứ ngành nghề gì không vi phạm tới luật pháp. Nhưng các vị có thể nhận thấy những người sống bằng nghề bán thịt, kinh doanh đồ tươi sống hầu như không bao giờ có 1 hậu vận tốt cho bản thân và gia đình người đó.
-Vì sao Phật dạy ” không buôn bán thịt ” ? Ngày nay, buôn bán tất cả các loại hải sản và thịt có lẽ là 1 ngành kinh doanh dễ có tiền nhưng rất hiếm ai có được kết quả tốt đẹp dài lâu.
-Các vị nên hiểu rằng việc buôn bán thịt ( phần lớn là do chính tay mình giết hoặc thuê người giết ) sẽ không mang lại cảm giác an bình, thảnh thơi cho chính họ. Bên cạnh đó, 1 số người có quan niệm rằng : ” Tôi bán thịt nhưng không giết thịt nên không mang tội ” điều này không đúng !
-Phật dạy : ” Không sát sinh để tránh vay trả nợ máu với chúng sanh “.
-Người buôn bán thịt không trực tiếp sát sinh nhưng là người tiếp tay trong việc phân phối sản phẩm từ người giết hại nên hành động này gọi là cộng nghiệp ( cộng tội ). Thêm nữa, sản phẩm đến tay người tiêu dùng mua về sử dụng, người dùng đó cũng là 1 tầng lớp cộng nghiệp khác. Đây gọi là tùy hỷ sát ( hưởng ứng, đồng tình với việc giết hại ).
-Như vậy, Đức Phật khuyên người Phật tử không buôn bán thịt để đem lại lợi nhuận cho nhu cầu cuộc sống của mình, không có nghĩa là Ngài nói người giết thịt và người sử dụng không mang tội mà chỉ ” kết tội ” người bán thịt là không đúng. Trong luật nhân quả, cả 3 hình thức giết hại, buôn bán, tiêu thụ thì người trực tiếp giết hại và buôn bán phải trả vay nhiều nhất, còn người tiêu thụ, sử dụng cũng phải trả vay nhưng ít hơn giết hại và buôn bán thịt.
-Và nhân rộng ra, chúng ta có thể hiểu 1 cách nôm na rằng : Buôn bán thịt không đồng nghĩa với việc trực tiếp sát sinh nhưng người bán là người tiếp tay khích lệ việc sát sinh. Đây là hành động tùy hỷ sát, tức vui theo hành động sát hại.
-Và thực tế cho chúng ta thấy, những người làm giàu bằng cách trực tiếp giết hoặc tùy hỷ giết thường cảm thấy tâm trạng bất an, lo lắng và chắc chắn là không có hậu vận tốt đẹp về sau cho bản thân và gia đình.

5. KHÔNG BUÔN BÁN THUỐC ĐỘC
-Giết người, giết vật bằng thuốc độc dù vô tình hay cố ý đều gây ra tội ác sẽ nhận lấy sự trừng phạt.
-Là 1 người Phật tử, 1 nhà doanh nghiệp ta không nên kinh doanh những mặt hàng có thể làm tổn hại đến sinh mệnh con người và động vật.
-Dù rằng ta không trực tiếp gây án mạng, nhưng bằng cách tàng trữ, vận chuyển, buôn bán chúng, ta đã gián tiếp gây nên nỗi đau khổ cho nhiều người, nhiều động vật.
-Hãy sống trong sạch và thanh cao, đừng vì 1 phút tham lợi trước mắt mà hành động trái với đạo lý cuộc đời. ” Không buôn bán thuốc độc ” cũng chính là lời cảnh tỉnh con người : Nên giảm bớt ác nghiệp để có được cuộc sống bình an !

—————–

Qúy cô bác anh chị đọc xong nếu thấy ý nghĩa xin hãy chia sẻ cho cộng đồng hoặc LIKE facebook để được kết nối trực tiếp với trung tâm

TRUNG TÂM PHÁT HÀNH DẦN NGUYỆT
• Điện thoại :
0943.666.589
04.66.534.534
• Địa chỉ : số 10 ngõ 43 Cầu Cốc – Tây Mỗ – Nam Từ Liêm – Hà Nội
✅www.facebook.com/trungtamphathanhdn
www.dannguyet.com.vn
 dan nguyet

Tin Liên Quan