Trong Đạo Phật, hạnh phúc không chỉ là một cảm giác tích cực nhưng cũng là một thể trạng tự do khỏi khổ đau và nguyên nhân của nó. Đấy là một niềm hạnh phúc lâu dài và sâu sắc
HỎI: Thưa Đức Thánh Thiện, xin hãy nói thêm với chúng tôi về vấn đề các tôn giáo thế giới có thể tồn tại trong hòa hiệp như thế nào? Có phải sự hòa hiệp này chỉ tồn tại nếu tất cả chúng ta đồng ý rằng tất cả các tôn giáo cuối cùng hướng các tín đồ của họ đến cùng một nơi?
ĐÁP: Nếu bằng “cùng một nơi” chúng ta muốn nói thiên đàng hay giải thoát khỏi vòng luân hồi, thế thì đấy là khó khăn. Có rất nhiều sự khác biệt về những quan điểm như vậy. Tuy thế, nói một cách tổng quát, tất cả những truyền thống tôn giáo quan trọng có cùng một mục tiêu. Nếu quý vị thực hành một cách nghiêm túc truyền thống của quý vị, thì quý vị đi đến thấu hiểu rằng, đấy là làm tâm thức từ bi yêu thương hơn.
Một người bạn Hồi Giáo đã nói với tôi, “Nếu bạn là một hành giả Hồi Giáo chân thành, thế thì tận khả năng bạn dành lòng yêu thương của bạn cho Thượng Đế, Thánh Allah, bao nhiêu, thì cũng thế bạn phải dành tình yêu thương của bạn như vậy cho tất cả các tạo vật”. Trong Đạo Phật, chúng tôi nói về “bà mẹ chúng sanh”xem tất cả mọi loài thân thiết với chúng ta như chính bà mẹ của chúng ta.
Điều này tự nhiên đưa đến niềm hạnh phúc rộng lớn hơn trong xã hội. Trong cách này, tất cả mọi truyền thống có cùng năng lực, có cùng mục tiêu. Nhưng cho những gì xảy ra sau kiếp sống này, tất cả lại thật có những quan điểm khác nhau. Một số nói rằng đi liền lên thiên đàng, trong khi một số khác nói rằng họ ở lại, trong một thời gian, trong quan tài. Tuy thế, xung đột nhân danh tôn giáo trong hầu hết mọi trường hợp không phải phát xuất từ chính tôn giáo, nhưng từ khát vọng chính trị, lợi tức kinh tế, hay ngay cả quyền lợi cá nhân. Một số lôi kéo tôn giáo để phục vụ những điều quan tâm khác này.
Trong những trường hợp khác có những hành giả chân thành, những người thực hành tôn giáo một cách nghiêm túc, nhưng chấp rằng tôn giáo của họ là chân lý duy nhất. Trên căn bản ấy, họ nghĩ rằng những tôn giáo khác không là những tôn giáo chân thật (hay tà đạo). Do lòng yêu thương bị hướng dẫn một cách sai lầm họ cố ý tiêu diệt những ai theo các tôn giáo khác. Chắc chắn đó là một vấn nạn của quá khứ.
Đối với một cá nhân hành giả, khái niệm về một chân lý đặc thù được tìm thấy qua tôn giáo của chính người ấy là rất quan trọng. Tôi là một Phật tử và tôi thấy sự tiếp cận của Phật Giáo là hiệu quả nhất; đối với tôi Đạo Phật là cách tốt nhất để chuyển hóa tâm tiêu cực. Đối với những người khác, tuy thế, khái niệm của Thượng Đế Ki Tô Giáo là là đầy năng lực và đối với người ấy Ki Tô Giáo là tốt nhất; họ có thể cảm thấy rằng chân lý sau cùng duy nhất là trong tôn giáo ấy.
Chúng ta không thể nói trong tổng quát loại thuốc nào là tốt nhất. Mỗi loại thuốc là tốt nhất cho một loại bệnh khác nhau. Giống như thế, đối với những ai có những thiên hướng tinh thần nào đấy, Ki Tô Giáo là tốt nhất. Đối với những người khác là Hồi Giáo hay Phật Giáo. Trong mỗi trường hợp, một chân lý duy nhất được tìm thấy trong tôn giáo ấy là hiệu quả nhất cho họ.
Sự thật là khi chúng ta chỉ quan tâm đến những người trong phòng này, đã có nhiều tín ngưỡng. Có những người Do Thái Giáo và Phật Giáo, Hồi Giáo và Ki Tô Giáo. Mỗi tôn giáo có những ý tưởng chân lý khác nhau kết hợp với tín ngưỡng của truyền thống ấy. Chúng ta cần nhận ra sự kiện đa dạng ấy, ý tưởng nhiều tôn giáo sống chung với nhau, đang ngày càng mạnh mẽ hơn. Đây là một dấu hiệu lành mạnh. Chúng ta có khả năng để sống chung hòa bình với nhau, nhưng chúng ta cần nổ lực hơn nữa trong chiều hướng ấy.
HỎI: Ngài định nghĩa hạnh phúc chân thật là thế nào?
ĐÁP: Trong Đạo Phật, hạnh phúc không chỉ là một cảm giác tích cực nhưng cũng là một thể trạng tự do khỏi khổ đau và nguyên nhân của nó. Đấy là một niềm hạnh phúc lâu dài và sâu sắc.
Tổng quát mà nói, hạnh phúc có nghĩa là một sự toại nguyện sâu xa. Đôi khi ngay cả tình trạng vật chất khó khăn, những loại khổ đau vật chất nào đó có thể mang đến một loại cảm giác toại nguyện. Giữa sự toại nguyện vật chất và tinh thần, hạnh phúc chính yếu liên hệ đến sự toại nguyện tinh thần.
Đôi khi si mê làm phát sinh những loại toại nguyện tinh thần tạm thời, một loại toại nguyện thiển cận. Do thế, để làm cho tinh tế hơn sự định nghĩa của chúng ta, thì chúng ta có thể nói rằng hạnh phúc là một sự toại nguyện tinh thần sâu sắc sinh khởi từ sự tỉnh thức, từ tuệ trí.
HỎI: Nếu khổ đau được tạo ra bởi tâm thức, thì chúng ta làm gì trong những hoàn cảnh khắc nghiệt khi những tình trạng ngoại tại là khó khăn để thay đổi? Thí dụ, nếu một ông cha hay người chồng nghiện rượu, thì người con hay người vợ có nên cứ ở như vậy và tìm kiếm hạnh phúc mặc dù người phối ngẫu say sưa? Hay người ta nên mang con cái rời khỏi người nghiện ngập và tìm kiếm hạnh phúc?
ĐÁP: Nói rằng khổ đau bị tạo ra bởi tâm thức tự nó là quá tổng quát bởi vì ngay cả Đức Phật cũng có thức hay tâm. Cho nên nguyên nhân của khổ đau không chỉ là tự chính tâm. Nó là một tâm thức vô nguyên tắc, chưa được thuần hóa.
Do thế, luôn luôn có những điều kiện nào đó bên ngoài, và những điều kiện nào đó là bên trong. Trong mỗi hoàn cảnh, khi nó sinh khởi, chúng ta phải xem xét: trong sự hiểu biết tất cả những điều kiện này, đâu là chiều hướng tốt nhất của hành động?
HỎI: Thưa Đức Thánh Thiện, có thể sống một cuộc sống bình thường như thế nào – có một nghề, trả tiền hóa đơn hàng tháng, chăm sóc gia đình, và v.v…- mà không chấp trước?
ĐÁP: Quý vị hiểu thế nào là chấp trước? Nếu sự ràng buộc của quý vị với người khác bị nhiễm ô bởi sự dính mắc-gắn bó (attachment), tham dục, ác cảm, sân hận mạnh mẽ, và v.v… thế thì loại chấp trước ấy là thứ không ai mong muốn.
Nhưng trái lại, khi quý vị tác động qua lại với những chúng sanh khác và trở nên tỉnh thức với những nhu cầu hay sự khổ não đớn đau của họ, thế thì quý vị cần động lòng trắc ẩn và dấn thân hoàn toàn với điều ấy. Thế nên, có thể có sự dính mắc tích cực trong ý nghĩa của sự ràng buộc năng động.
Những đạo sư Phật Giáo từ lâu đã sử thuật ngữ “dính mắc” để diễn tả phẩm chất của bi mẫn đối với người khác. Thí dụ, Sư Tử Hiền (Haribhadra) trong một kệ tụng cua Luận Giải Minh Bạch Nghĩa, đã liên hệ với bi mẫn là dính mắc-gắn bó với những chúng sanh khác. Và như chúng ta đã từng thấy, Long Thọ đã dạy rằng gắn bó đối với những chúng sanh khác sẽ tự động phát sinh trong người đã thực chứng tánh không.
HỎI: Thưa Đức Thánh Thiện, trong văn hóa Mỹ nhiều người xem là hổ thẹn hay không thể chấp nhận để biểu lộ yếu đuối, đau đớn, hay nhu cầu. Làm thế nào ta biểu lộ bi mẫn hay lòng trắc ẩn bằng việc giúp đở người khác nếu người ấy không muốn thừa nhận đau đớn hay nhu cầu bằng việc yêu cầu giúp đở?
ĐÁP: Tôi không biết. Tôi nghĩ tốt hơn là yêu cầu người nào đó thông thạo.
HỎI: Làm sao có thể duy trì sự thực tập vô chấp, không gắn bó khi nổi đau buồn của sự chết của người nào đó ta yêu thương, một cách đặc biệt khi một cái chết bất ngờ và ta bị sốc kinh khiếp?
ĐÁP: Thường là cách này. Tùy thuộc rất nhiều trong quan điểm toàn bộ của quý vị. Việc thấy bản chất méo mó của thực tại chắc chắn có một tác động.
Tôi thật sự nghĩ rằng thật quan trọng để thực hiện một sự phân biệt giữa hai hình thức chấp trước. Khi ai đấy phát sinh lòng bi mẫn mạnh mẽ đối với một chúng sanh đau khổ thì họ có lòng gắn bó, ràng buộc hay tập trung chân thành vào chúng sanh ấy. Loại dính mắc hay gắn bó, ràng buộc, hướng đến và ôm ấp – đó không phải là một hình thức méo mó của chấp trước. Nó không phải là một hình thức chấp trước mà chúng ta cần phải loại bỏ.
Những gì chúng ta cần loại bỏ là việc chấp trước bị đặt trên một sự bóp méo của đối tượng, những sự méo mó sinh khởi như những phiền não chấp chặc vào sự tồn tại cố hữu của đối tượng. Một số kinh luận nói rằng những thể trạng tinh thần như bi mẫn và niềm tin một cách tự nhiên là đạo đức vì thế không thể hiện diện cùng lúc với những tình trạng tinh thần phiền não.
Tuy thế có những sách vở khác đã nhắc đến “bi mẫn phiền não” hay ” niềm tin phiền não“. Đối với những ai chưa thực chứng tánh không khi chúng ta phát sinh lòng sùng mộ mạnh mẽ đối với Đức Phật có lẻ có trong niềm tin ấy, trong sự sùng mộ ấy, một yếu tố của chấp trước vào Đức Phật như một thực tế về căn bản. Điều này làm ra một thí dụ minh họa cho điều được gọi là “sự sùng mộ phiền não”.
Tuy thế, thật quan trọng để phân biệt sự chấp trước có gốc rể trong sự xuyên tạc và bóp méo từ dính mắc, tập trung và ôm ấp mà chúng ta liên tưởng với lòng bi mẫn. Trong kinh nghiệm trực tiếp của chúng ta, hai hình thức chấp trước này có thể dường như giống nhau, nhưng trong dạng thức của toàn bộ hoàn cảnh tinh thần, thì chúng hoàn toàn khác nhau. Bi mẫn có cơ sở chân thật, trong khi chấp trước bị bóp méo thì không thế.
Dường như là chúng ta có thể có một sự thấu hiểu nào đấy rằng mọi vật thiếu sự tồn tại độc lập mà không có điều này trực tiếp tác động đến những phiền não của chúng ta. Nhưng dần dần, sự thấu hiểu của chúng ta về tánh không thay đổi toàn bộ thái độ của chúng ta đối với những đối tượng bên ngoài, một cách đặc biệt, những đối tượng bên trong, và làm mạnh mẽ những thái độ đạo đức của chúng ta. Những thứ này có thể thay đổi tùy vào cấu trúc vật lý và thiên hướng tinh thần của cá nhân.
HỎI: Thưa Đức Thánh Thiện, ngài đã nói rằng chúng ta liên hệ đến những sự kiện căn cứ trên nhận thức của chúng ta hơn là căn cứ trên thực tại. Chúng ta cần phân biệt các nhận thức của chúng ta và thực tại. Nhưng làm sao chúng ta biết thực tại mà không liên hệ với những nhận thức của chúng ta?
ĐÁP: Một cách tổng quát, nếu quý vị nhìn vào một sự vật riêng lẻ hay một sự kiện chỉ từ một khía cạnh, sau đó quý vị không thể thấy toàn bộ hoàn cảnh. Nhằm để thấu hiểu một sự kiện quý vị phải nhìn từ những khía cạnh khác nhau. Ngay cả trong trường hợp của một thứ vật lý, việc hiểu biết chỉ một chiều kích của nó không cho quý vị thấy toàn bộ hoàn cảnh. Với ba hay bốn hay sáu chiều kích, rồi thì quý vị có thể có một bức ảnh rõ ràng hơn.
Chính là cách này với mọi thứ; quý vị phải thẩm tra chúng từ những quan điểm khác nhau, cùng với những chiều kích khác nhau. Việc thấy chỉ từ một khía cạnh, luôn luôn có một khoảng cách giữa hiện tướng và thực tại. Đây là tại sao khảo sát là quyết định. Chỉ qua sự khảo sát thì chúng ta mới có thể giảm thiểu khoảng cách giữa hiện tướng và thực tại. Chỉ trong cách này.
Trước đây tôi đã sử dụng những từ “hiện tướng” và “thực tại” trong phạm vi của hai chân lý (nhị đế). Làm sao chúng ta có thể thấu hiểu gốc rể khổ đau của chúng ta? Đâu là gốc rể của những phiền não tinh thần của chúng ta? Gốc rể ấy là sự chấp trước của chúng ta vào sự tồn tại cố hữu của mọi thứ.
Tâm thức lừa dối của chúng ta chấp trước vào sự tồn tại cố hữu, dấn thân vào những sự kiện của thế gian một cách chính yếu từ dạng thức của vấn đề chúng xuất hiện thế nào, ở trình độ của nhận thức. Mọi thứ xuất hiện ở một cung cách nào đó và rồi thì tâm thức chấp trước chúng như hiện tướng ấy là thực tại thật sự của sự vật. Khi quý vị nhận ra rằng những hiện tướng không phù hợp với cung cách mà mọi thứ thật sự là, sau đó quý vị dần dần có thể làm yếu đi sự kìm kẹp của chấp trước.
HỎI: Thưa Đức Thánh Thiện, như một người bắt đầu trên con đường tu tập, vẫn đang thực tập những bước chập chững bé con, ngài có bất cứ lời nào để giúp tôi thiết lập một sự thực tập hàng ngày đầy đủ ý nghĩa mà sẽ đưa tôi tiến tới một sự tỉnh thức và thấu hiểu rộng lớn hơn?
ĐÁP: Nghiên cứu nhiều hơn. Có nhiều sự diễn dịch Kinh Luận Phật Giáo qua Anh ngữ, cũng như Pháp, Đức, Tây Ban Nha và dĩ nhiên là Hoa ngữ – mặc dù thế, tôi nghĩ những bản dịch sang Hoa ngữ có ít hơn là Anh ngữ. Có nhiều bản dịch mới sang Anh ngữ. Nghiên cứu những tài liệu như vậy hàng ngày trong một giờ hay tối thiểu nửa giờ. Sau đó hướng tâm quý vị vào trong và quán chiếu những gì quý vị đã học hỏi.
Thẩm tra và khảo sát, so sánh với những gì sách vở đã nói với cung cách suy nghĩ và sinh sống thông thường của quý vị. Cách tốt nhất để làm việc này là vào buổi sáng, khi tâm ý quý vị còn trong sáng. Có thể sau khi ăn điểm tâm là tốt hơn; đối với tôi tối thiểu là như vậy. Trước khi điểm tâm, tôi đói bụng. Thỉnh thoảng khi hành thiền, phân nửa tâm ý tôi nghĩ về bao tử!
Hãy thử sự tiếp cận này. Nghiên cứu, học hỏi và rồi thì đem những gì quý vị đã thấu hiểu như căn bản cho sự quán chiếu của quý vị, dành đôi lúc mỗi buổi sáng cho buổi thiền tập nghi thức. Phối hợp sự thấu hiểu về những gì quý vị đã học hỏi với sự thực hành thiền tập. Sự tiếp cận này đem sự học hỏi và quán chiếu cẩn trọng và thiền định hợp nhất với nhau.
HỎI: Thưa Đức Thánh Thiện, với việc đề cập đến ba hạng người với năng lực – nhỏ, vừa, và lớn – làm sao một người biết mình thuộc hạng năng lực nào? Có phải đây là một năng lực bẩm sinh, hay nó được ảnh hưởng bởi sự thực hành, chí nguyện, hay khát vọng của một cá nhân?
ĐÁP: Luận điển của Tông Khách Ba (1:139) giải thích rằng nếu quý vị thấu hiểu ba trình độ khác nhau này, thế thì quý vị có thể tránh lỗi lầm kiêu ngạo của việc suy nghĩ rằng quý vị có năng lực lớn (năng lực siêu việt) trong khi thực tế quý vị không có cả động cơ của một hành giả với năng lực nhỏ.
Trong những năm 1960, tôi có một người bạn, một phụ nữ người Anh, người đã mộng thấy nhiều hình ảnh của Bồ tát; bà chắc chắn có nhiều giấc mộng bất thường. Bà cũng biết rằng có nhiều kinh luận nói rằng một biểu hiện của việc đạt đến trình độ thứ nhất của Bồ tát (sơ – hoan hỉ địa) là mơ thấy chư Phật hay chư Bồ tát. Thế nên bà nói với tôi rằng bà đã đạt đến sơ địa Bồ tát.
Vì những kinh luận cũng nói rằng một người hoàn toàn không biết trình độ thực chứng của một người khác, cho nên tôi không muốn nói quá thẳng thừng với bà ta. Tôi duy chỉ nói với bà rằng những dấu hiệu của ai đó đã đạt đến trình độ ấy kể cả những dấu hiệu khác, chẳng hạn Phật độ rung chuyển và v.v…ngay cả trong trường hợp tri thức siêu việt trực tiếp nhận biết tâm thức của người khác, thì người ấy thường không thể biết trình độ thực chứng của người khác với sự quả quyết.
Cuối cùng, năng lực của quý vị là điều gì đấy chứng thực trong kinh nghiệm cá nhân của quý vị. Nếu quý vị vẫn còn dính mắc mạnh mẽ với tiền bạc, danh tiếng, thực phẩm, và một đời sống thoải mái, thế thì quý vị chưa đạt đến trình độ của một hành giả với năng lực nhỏ.
Nếu quý vị thấy rằng quý vị rất dính mắc trong việc quan tâm về kiếp sống kế tiếp của quý vị và quý vị còn tiềm tàng ngưỡng vọng đến những điều kỳ lạ trong cõi luân hồi, thế thì quý vị chưa đạt đến trình độ của người với năng lực vừa. Hãy thẩm tra cung cách suy nghĩ của chính quý vị và quý vị sẽ biết năng lực của quý vị.
HỎI: Một người có thể là một hành giả Phật Giáo và vẫn là một thành viên tích cực trong những phần thưởng vật chất và sự tiến bộ nghề nghiệp của hệ thống xã hội Hoa Kỳ hay không? Những điều này dường như mâu thuẩn với nhau.
ĐÁP: Nó thật sự tùy thuộc vào thể trạng tâm thức và thái độ của quý vị. Nếu động cơ của quý vị chủ yếu là để mang lại lợi ích cho những người khác, để hành động vì lợi lạc cho người khác, thế thì nhiều tiềm lực của xã hội này có thể giúp quý vị hoàn thành nguyện vọng ấy.
Nếu chúng ta để ý đến những gì luận điển của Tông Khách Ba (1:118-120) nói về sự hiện hữu quý giá của kiếp sống loài người trong tổng quát, thì chúng ta có thể thấy rằng đời sống nhân loại đặc thù của chúng ta có nhiều đặc trưng ngoại hạng đã cho chúng ta năng lực và cơ hội.
HỎI: Làm sao học nhân có thể tìm ra một vị thầy với những phẩm chất như Tông Khách Ba đã diễn tả? Có phải vị thầy ấy phải là một vị tăng hay ni trên con đường tiệm tiến lamrim hay không? Nếu những vị thầy như vậy ở quá xa thì sao? Một học nhân cần phải dời đến đấy hay học nhân có thể có được nhiệt huyết học tập từ một vị thầy với một khoảng cách?
ĐÁP: Điều này làm tôi nhớ đến một câu chuyện. Khi đạo sư Kadampa Dromdonpa sắp viên tịch, ngài nằm và gối đầu trên bắp vế của Potowa, đệ tử của ngài. Potowa quẹt một giọt nước mắt rơi trên má của Dromdonpa. Dromdonpa nhìn lên và hỏi, “Tại sao con khóc?”
Và Potowa nói, “Cho đến bây giờ thầy là thầy của con. Con đã có ai đấy để chỉ bảo con và trả lời những câu hỏi của con. Bây giờ thầy sắp tịch, con sẽ không có ai để nương tựa, vì thế con buồn.” Và Dromdonpa trả lời, “Vâng, cho đến bây giờ ta là thầy con, nhưng từ bây giờ trở đi con nên lấy những tài liệu làm vị thầy tinh thần của con”.
Đây là một dạy bảo tuyệt diệu. Không cần phải gần gũi một vị thầy theo khoảng cách vật lý; quý vị có thể tìm lời chỉ bảo từ những tài liệu. Nếu trở nên cần thiết để làm sáng tỏ những điểm nào đó cho việc thực hành, thề thì quý vị có thể thảo luận những điều này với ai đó. Nhưng quý vị không phải lập tức liên hệ với người quý vị thảo luận như một vị thầy tâm linh. Thay vì thế hãy nghĩ người ấy như một đồng lữ Phật Pháp.
Mặt khác, nếu quý vị muốn tiếp nhận thệ nguyện hay truyền lực Kim Cương thừa, thế thì quý vị phải xem người hướng dẫn của quý vị như một vị thầy tâm linh. Trong trường hợp này, trước nhất, thật rất quan trọng để thẩm tra xem người ấy có tương xứng hay không.
Đức Phật nói rằng phẩm chất bi mẫn của Bồ tát có thể được kết luận bằng việc quán xét những biểu hiện của thái độ, hành vi. Thế nên quán sát vấn đề người hướng dẫn cư xử, thế nào, người nói năng thế nào. Không phải là vấn đề chỉ thẩm nghiệm người ấy trong một hay hai lần. Một số tài liệu mật tông đề nghị rằng, nếu cần thiết, quý vị nên cần 12 năm để đánh giá một vị thầy.
Vị thầy phải đang đi trên con đường tiệm tiến, nhưng không cần phải là một tu sĩ xuất gia. Geshe Pabongka Rinpoche nói rằng nếu quý vị có năng lực quý vị có thể đạt được giải thoát ngay khi vẫn là một cư sĩ, nhưng nếu không có năng lực, thế thì ngay cả nếu quý vị hành thiền ở trong rừng, thì quý vị có thể vẫn đang tạo ra những nguyên nhân cho việc tái sanh bất hạnh trong cõi luân hồi.
HỎI: Trong Phật Giáo chúng ta nói về “chúng sanh”. Có phải điều này chỉ bao gồm những động vật có vú hay nó bao gồm cả côn trùng? Đâu là ranh giới của những gì là chúng sanh và những gì không là chúng sanh?
ĐÁP: Việc quyết định căn cứ trên vấn đề có năng lực để trải nghiệm khổ đau và hạnh phúc. Nhiều năm trước đây một nhà khoa học quá cố người Chi Lê là Francisco Varela là một thành viên trong những thảo luận về vấn đề điều gì có thể được nhận ra theo kinh nghiệm là một chúng sanh.
Cuối cùng đã có một sự nhất trí rằng chúng sanh bao gồm tất cả những sinh vật có thể tự tiến tới đó là khả năng để di chuyển trong không gian từ điểm này đến điểm khác phù hợp với sở thích của chúng. Chúng tôi quyết định là một amip, hay một động vật nguyên sinh đơn bào không có hình dạng nhất định là một chúng sanh.
Thế nên một con muỗi, và một con rệp giường chắc chắn là chúng sanh và chúng ta nên tôn trọng chúng. Đúng là đôi khi chúng ta đang có một giấc ngũ rất yên bình và một con muỗi đến và chúng ta có thể quên rằng nó là một chúng sanh!
HỎI: Trong xứ sở của chúng tôi, nhiều trường hợp tập trung thời gian, năng lượng, năng lực cá nhân độc chiếm trong vấn đề dạy dỗ về khả năng hiểu biết. Làm thế nào chúng ta có thể thúc đẩy và làm cho thấm nhuần những hạt giống của bi mẫn và tuệ trí vào con em chúng ta?
ĐÁP: Đây là một vấn đề sinh động. Các giáo sư và các nhà khoa học đã dành nhiều năm để thảo luận một cách nghiêm túc về vấn đề dạy dỗ học sinh từ lớp mẫu giáo đến trình độ đại học, một loại đạo đức thế tục như thế nào. Điều này là rất quan trọng. Đó là điều mà chúng ta đang thiếu thốn.
Chỉ kiến thức thôi, mà không có ý thức về trách nhiệm và không có ý thức về bi mẫn, có thể tàn phá. Điều này rất rõ ràng. Và có một giới hạn về vấn đề ảnh hưởng của những luật lệ, quy tắc và đường lối chỉ đạo bên ngoài có thể hạn chế tác hại này như thế nào. Chìa khóa là kỷ luật tự giác, một ý thức trách nhiệm nội tại căn cứ trên bi mẫn .
HỎI: Thưa Đức Thánh Thiện, vấn đề như thế nào là ngày càng có nhiều người hơn trên hành tinh nếu tất cả chúng ta đã từng ở đây từ thời vô thỉ?
ĐÁP: Hãy nhớ rằng trong sự thấu hiều của Đạo Phật là có nhiều hệ thống thế giới. Cho nên cũng có những chúng sanh trong những hệ thống thế giới khác.
HỎI: Một Đức Phật hay một vị Bồ tát có thể xuất hiện như một phàm nhân, giống như một người bình thường chẳng hạn một trong những người chúng ta, một người cư sĩ trong thính chúng ở đây không? Hay một Đức Phật hay một vị Bồ tát phải biểu hiện như một cá thể được tìm thấy trong những vị lạt ma tái sanh hay người nào đấy trở thành một tu sĩ?
ĐÁP: Những biểu hiện bên ngoài của chư Phật và chư Bồ tát có thể rất nhiều loại khác nhau, kể cả thú vật, vì thế không có hiện tướng cố định. Tạng ngữ “lạt ma” được diễn dịch từ Phạn ngữ “guru”. Theo từ nguyên nó liên hệ đến vị nào đó trác tuyệt. Nó có nghĩa là trác tuyệt trong dạng thức kiến thức, trong dạng thức của sự thông hiểu, trong dạng thức của sự thực chứng.
Từ ngữ “lạt ma” không hàm ý khái niệm của một vị Phật sống. “Lạt ma” thật sự có nghĩa là một vị thầy, vì thế nó là một thuật ngữ liên hệ; nó chỉ có nghĩa chỉ trong mối quan hệ với một học trò. Khi có một học trò, thì có một vị thầy. Kém may mắn thay, trong xã hội Tây Tạng thuật ngữ đòi hỏi một ý nghĩa khác biệt phối hợp với thứ bậc xã hội, và chúng tôi cuối cùng có lạt ma gia đình là những vị được gọi là lạt ma nhưng không có học trò.
Do thế, tôi vạch ra rằng, khi các thuật ngữ được áp dụng một cách thích đáng, thì có thể có bốn sự hoán vị trong mối liên hệ giữa một “lạt ma” và một “tulku” (hóa thân). Một tulku là một vị tái sanh được công nhận của một bậc thánh thiện quá cố. Một vị có thể là một lạt ma (một vị thầy) và một vị tulku. Hay một người có thể là một tulku nhưng không là một lạt ma, hay một lạt ma nhưng không là một tulku. Và dĩ nhiên, một người không là lạt ma cũng không là một tulku.
HỎI: Thưa Đức Thánh Thiện, làm thế nào một người có thể đạt được sự hòa bình nội tại khi người ấy nhạy cảm và trắc ẩn trong quan tâm đến khổ não và đau đớn của những con người khác?
ĐÁP: Trong Hướng Dẫn Lối Sống Bồ Tát của Tịch Thiên đã nêu câu hỏi này. Khi quý vị trau dồi lòng bi mẫn, quý vị tiếp nhận thêm nổi khổ não và đau đớn và việc ấy tạo ra sự náo động trong tâm thức quý vị. Tịch Thiên thừa nhận rằng trong cảm nhận bi mẫn cho nổi khổ đau của người khác thì quý vị thật sự trải nghiệm một cảm giác mất cân bằng hay náo động bên trong quý vị, nhưng ngài nói rằng đây là phẩm chất khác biệt với việc trải nghiệm với nổi đau đớn của chính hành giả.
Khi quý vị trải nghiệm nổi khổ đau của chính quý vị, thì có một yếu tố của việc không tự nguyện và thiếu sự kiểm soát. Nổi đau đớn mà quý vị cảm nhận cho người khác qua lòng bi mẫn có một khía cạnh khác bởi vì quý vị đã chọn lựa để chia sẻ nổi đau này và nó có một không gian của tuệ trí.
Trong trường hợp của nổi đau riêng có một xu hướng lớn hơn đối với sợ hãi và bất an. Trái lại khi chúng ta cho phép chính chúng ta chia sẻ nổi đau của người khác, thì điều này có thể thật sự làm gia tăng lòng can đảm thay vì sự sợ hãi.
Cũng thế, một nghiên cứu khoa học nào đó cho rằng khi người nào đó trau dồi lòng bi mẫn một cách cẩn trọng, thì có một vùng hoạt động trong não bộ phối hợp với hành vi vận động. Điều này dường như để gợi ý rằng sự thực tập này được phối hợp với sự tự nguyện, một thiên hướng, để vươn ra và để làm việc gì đấy.
HỎI: Hành giả nên cầu nguyện trong ngôn ngữ nào? Đôi khi tôi cảm thấy quá lạc lõng khi cố gắng đọc những lời cầu nguyện của tôi bằng tiếng Tây Tạng. Tôi cảm thấy rằng khi tôi sử dụng tiếng Anh nó chạm trái tim tôi với một ý nghĩa rõ ràng và thông hiểu hơn.
ĐÁP: Tốt hơn là nên sử dụng ngôn ngữ mà quý vị biết. Người Tây Tạng đọc Phạn ngữ không biết họ đang nói gì. Đối với họ tụng đọc bằng tiếng Tây Tạng là tốt hơn vì họ có thể thấu hiểu ý nghĩa. Tương tự thế, đối với những Phật tử nói tiếng Anh hay Pháp hay Đức, sử dụng chính ngôn ngữ của họ là tốt hơn nhiều.
HỎI: Thưa Đức Thánh Thiện, tôi cảm thấy bối rối khi thấy và nghe những môn hạ Shugden phản đối bên ngoài tòa nhà đây. Tôi phải hiểu vấn đề này như thế nào? Xin hãy trình bày về vấn đề này, khi nhiều người đã hiểu sai sự việc.
ĐÁP: Chúng tôi đã có rắc rối này trong 370 năm. Nó đã bắt đầu từ thời Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5. Và từ năm 1951 cho đến những thập niên 1970, chính tôi cũng là người thờ phụng linh thức này. Tôi đã là một trong những hành giả ấy!
Một trong những lý do mà tôi đã từ chối việc thờ phụng Shugden vì rằng nổ lực tối đa của tôi trực tiếp hướng đến việc thúc đẩy không phân phái – một cách đặc biệt trong Phật Giáo Tây Tạng. Tôi luôn luôn thúc đẩy mọi người tiếp nhận giáo huấn từ những đạo sư của các truyền thống khác nhau.
Điều này giống như Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5, và nhiều đại lạt ma khác, những vị đã tiếp nhận các giáo huấn trong nhiều truyền thống. Vì từ cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970, đến hôm nay, tôi đã từng thực tập điều này.
Một đạo sư Nyingma, Kunu Lama Rinpoche, khởi đầu đã dạy tôi những luận điển của Tịch Thiên. Vị lạt ma này không có tính bè phái, đã tiếp nhận vô số giáo huấn từ những truyền thống khác nhau. Say đấy, tôi muốn tiếp nhận từ vị đại lạt ma này một giáo lý nào đó khác, với truyền thống Nyingma. Tôi đã hỏi vị giáo thọ của tôi, Ling Rinpoche, cho biết rằng tôi đã tiếp nhận một số giáo lý từ vị lạt ma này, nhưng bây giờ tôi muốn tiếp nhận những giáo huấn trong một luận điển mật tông tantra của Nyingma.
Ling Rinpoche hơi thận trọng về điều này bởi vì Shugden. Ngài không bao giờ thờ phụng linh thức, nhưng ngài cẩn trọng về việc ấy. (Vị giáo thọ khác của tôi, Trijang Rinpoche, rất thân cận với sự thực hành tâm linh này).
Lời đồn đại quanh quẩn điều này rằng nếu một lạt ma Geluk tiếp nhận giáo huấn từ truyền thống Nyingma thì Shugden sẽ tiêu diệt người ấy. Ling Rinpoche hơi e ngại cho tôi và ngài thật sự cảnh báo tôi phải cẩn thận. Những người thờ phụng Shugden có một tập quán rằng hành giả phải cực kỳ nghiêm khắc về chính truyền thống Geluk đặc biệt của vị ấy.
Thật sự, tôi nghĩ đây là quan điểm tước đi sự tự do tôn giáo của người khác, ngăn cản họ tiếp nhận những giáo lý khác. Trong thực hành, làm nản lòng quan điểm cướp đi sự tự do lựa chọn thật sự là việc quả quyết tự do tôn giáo. Hai lần phủ định là khẳng định.
Khoảng năm 1970, tôi đã đọc những câu chuyện về cuộc đời của những đại lạt ma, chính yếu từ tông Geluk(Hoàng Mạo Phái). Tôi đã có một ý tưởng rằng nếu Shugden là đáng tin cậy, thế thì hầu hết những đại giáo thọ của các Đạt Lai Lạt Ma phải tiến hành việc thờ phụng Shugden. Hóa ra không phải như thế. Do vậy, tôi đã gia tăng nghi ngờ và càng thẩm tra hơn, chuyện đã trở thành rõ ràng.
Thí dụ, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ năm đã giải thích rõ ràng vị thế của ngài đối diện với việc thờ phụng linh thức này. Ngài đã giải thích đấy là gì và ngài giải thích những nhân duyên đã làm sinh khởi việc ấy. Ngài đã diễn tả những chức năng tàn phá của linh thức đặc thù ấy. Ngài nói rằng nó đã phát sinh từ động cơ lầm lạc và rằng như một linh thức nó biểu hiện như một kẻ phá hoại lời cam kết. Theo Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5, chức năng của nó là tổn hại cả giáo thuyết nhà Phật lẫn chúng sanh.
Một khi nhận ra những điều này, trách nhiệm đạo đức của tôi là làm rõ ràng những sự kiện này cho dù quý vị có lắng nghe tôi một cách toàn diện hay không. Từ đầu, tôi đã nói với cả người Tây Tạng và một số người bạn của tôi những gì tôi đã thấu hiểu. Họ tự do để lắng nghe lời khuyên của tôi hay không. Nó như một quyền cá nhân để chấp nhận tôn giáo hay không chấp nhận tôn giáo. Việc chấp nhận tôn giáo này hay tôn giáo nọ hoàn toàn tùy thuộc và cá nhân.
Sự lựa chọn của tôi là việc thờ phụng Shugden thật sự không phải là việc thực hành Phật Pháp chân chính; nó chỉ đơn thuần là thờ phụng một linh thức phàm tục. Đây là một khía cạnh khác của vấn nạn: theo những gì tôi đã dạy, tôi nghĩ quý vị có thể thấy rằng Phật Giáo Tây Tạng là một sự tương tục truyền thừa thuần khiết của truyền thống Na Lan Đà, là việc dựa vào lý trí chứ không phải niềm tin mù quáng.
Thế nên thật đáng buồn rằng những sự thực tập nào đó của Tây Tạng có thể làm cho truyền thống thậm thâm và phong phú này trở thành một loại thờ phụng linh thức.
Cả Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 và Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 đã nghiêm khắc phê phán đối với linh thức này. Vì tôi được xem là tái sinh của các Đức Đạt Lai Lạt Ma thế nên lối sống của tôi phải đi theo các ngài là hợp lý. Người ta có thể nói là nó chứng minh rằng tôi thật sự là một vị tái sinh!
Dường như những người ở ngoài kia (đang biểu tình phản đối) thật sự quá đổi vui thích với việc thờ phụng linh thức này. Tốt thôi, đấy là lối sống của họ; tôi không có gì rắc rối nếu đấy là những gì họ muốn làm. Khi tôi giảng dạy ở Đức Quốc, một số môn hạ Shugden la lối tối thiểu ba đến bốn tiếng đồng hồ. Cuối cùng tôi đã cảm thấy vô cùng quan tâm về vấn đề cổ họng của họ sẽ bị ảnh hưởng do la lối quá nhiều.
———————————————-
MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ
☀️Phòng Phát Hành Dần Nguyệt
⛳️Địa chỉ :số 10 , ngõ 43 phố Cầu Cốc , phường Tây Mỗ , quận Nam Từ Liêm , Hà Nội
☎️ Điện thoại : 04.66.534.534
✨ HOTLINE 0943.666.589
✳️ Gọi miễn phí – ZaLo, Viber, Line : 0943.666.589
Facebook : https://www.facebook.com/trungtamphathanhdn/
Website : https://maygiangphap.com/ ( chát trực tiếp miễn phí với nhân viên chăm sóc của trung tâm )
☀️ Bấm vào đường Linhk này để xem ☀️ Nghe thêm các bài giảng pháp ý nghĩa, và nhạc Phật giáo chọn lọc hay nhất có trong Máy Giảng Pháp DN11 trên YOUTUBE –https://www.youtube.com/channel/UCd1I-tU8bYAGkG9i5-xz7DQ
Xin cảm ơn quý anh chị đã đọc bài viết này. Kính chúc quý anh chị thân tâm thường an lạc, vô lượng cát tường.