Chúng Ta Không Nên Xa Rời Kinh Pháp

Chúng Ta Không Nên Xa Rời Kinh Pháp

Nếu như chúng ta xa rời kinh giáo, thì chúng ta sẽ nghĩ ngợi lung tung. Ngày nay, danh vọng lợi dưỡng trong xã hội, sự cám dỗ của tài, sắc, danh, thực, thùy quá mạnh mẽ, nếu chúng ta xa rời lời giáo huấn của Phật Đà, chúng ta chắc chắn chống không nổi, nhất định sẽ đọa lạc. Chúng ta giống như chiếc thuyền rách ở giữa sóng to gió lớn, nhưng vẫn không bị chìm đắm là nhờ Phật pháp hằng ngày nhắc nhở chúng ta, hằng ngày đang khuyến khích chúng ta. Khi cảnh giới hiện ra, chúng ta lập tức liền nghĩ đến lời giáo huấn của Phật Đà thì mới không đến nổi bị chìm đắm. Cho nên, chúng tôi thường nói, tâm thanh tịnh thì thân liền thanh tịnh, thể chất liền thanh tịnh. Có thể y giáo tu hành thập thiện nghiệp đạo này thì có thể thay đổi thể chất, thay đổi dung mạo của bạn. Tướng tùy tâm chuyển, thể chất cũng tùy tâm chuyển. Lợi ích đầu tiên là mùi trong miệng không còn nữa, chuyển đổi thành thơm dịu, đây là lợi ích thứ nhất của “không vọng ngữ”. Chúng ta cũng ở chỗ này khám nghiệm “không vọng ngữ” của mình, làm được công phu như thế nào, có thể từ chỗ này mà nhận ra.

A Di Đà Phật!

(Trích nguyên văn lời khai thị của Lão Pháp Sư Tịnh Không: Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (tập 20). Giảng tại: Tịnh Tông Học Hội Singapore. Thời Gian: năm 2001. Cẩn dịch: Viên Đạt cư sĩ, Vọng Tây cư sĩ. Biên tập: Phật tử Diệu Hương, Phật tử Diệu Hiền).

Nghe Pháp – Giảng Kinh Là Việc Quan Trọng Hàng Đầu

Chúng ta xem thấy tình hình trước mắt, sâu sắc thể hội: Giảng kinh là quan trọng. Tu hành, cho dù là Niệm Phật, tại vì sao có thể thoái chuyển? Nghe kinh quá ít, không giác ngộ, cho nên niệm Phật sẽ thoái chuyển, niệm Phật vẫn nghĩ tưởng sằng bậy, niệm một thời gian lại đi học pháp môn khác; đều là nghe kinh quá ít. Sau khi Phật pháp truyền đến Trung Quốc, Đạo tràng từ trước cũng đều là ngày ngày giảng kinh, cho nên Đạo tràng chính là Trường học, bốn chúng đồng tu đến Đạo tràng chính là đi học, thân cận thiện tri thức; là trường học, không phải làm các nghi thức tôn giáo này.

Thế nhưng hiện tại Phật giáo của chúng ta không phải như vậy, Phật giáo hiện tại gần như toàn bộ thảy đều là làm nghi thức tôn giáo; đây là đem giáo dục của Phật đà biến thành tôn giáo. Tôn giáo chú trọng nghi thức, Phật pháp không chú trọng nghi thức, chú trọng giáo học, nghi thức chỉ là một bộ phận lễ tiết của Phật giáo, chúng ta phải nhận thức rõ ràng bản chất của Phật pháp.

A Di Đà Phật!

(Trích nguyên văn lời khai thị của Lão Pháp Sư Tịnh Không: Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh, Giảng (Tập 129). Giảng tại: Tịnh Tông Học Hội Singapore. Thời gian: Năm 1998. Cẩn dịch: Vọng Tây Cư Sĩ. Biên tập: Ban Biên Tập Tịnh Không Pháp Ngữ)

Niệm Phật, Nghe Pháp Nên Song Song

Niệm Phật đường là huấn luyện bạn được Định, giảng đường giúp cho bạn khai Trí Huệ, cái đạo tràng này Định Huệ đều học. Nếu như không nghe Kinh, chỉ dựa vào niệm Phật thành tựu, ngày trước lão sư Lý đã làm một thí dụ, chỉ dựa vào niệm Phật, dựa vào tu Định thành tựu thì gần như là cần phải mười năm bạn mới có thể thành tựu, mới có thể minh tâm kiến tánh; nếu như bạn vừa niệm Phật lại có thể nghe Kinh, có thể nghiên giáo thì liền có thể rút ngắn được thời gian, ba năm, năm năm thì bạn liền khai ngộ. Đây chính là nói lợi ích của Định Huệ đều học, công đức của Định Huệ đều học. Bởi vì bạn ở niệm Phật đường niệm Phật, dùng Phật hiệu đè tham-sân-si-mạn xuống như dùng đá cuội đè cỏ, liều mạng mà đè, đè đến mức bảo hòa, khi đè không xuống nữa thì xong, liền bạo phát lên. Thế nhưng bạn nghe kinh nghe pháp, cái trí huệ này là gì? Bạn một mặt dùng Định đè xuống, một mặt dùng Trí Huệ hóa giải nó, đem nó hóa giải hết thì không còn nữa. Phương pháp này tốt. Cho nên người chân thật biết dụng công, nhất định là Định Huệ đều học, hiệu quả rất là thù thắng.

A Di Đà Phật!

(Trích nguyên văn lời khai thị của Lão Pháp Sư Tịnh Không: Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh, Giảng (Tập 60). Giảng tại: Tịnh Tông Học Hội Singapore. Thời gian: Năm 1998. Cẩn dịch: Vọng Tây Cư Sĩ. Biên tập: Ban Biên Tập Tịnh Không Pháp Ngữ)

Kinh Vô Lượng Thọ này Độ Hành Giả Tại Gia

Phật là đạo đồng, chỉ sợ chúng ta không đủ sâu. Nhất định phải một môn thâm nhập, huân tu lâu dài mới thành tựu chân thật. Rõ ràng bộ kinh Vô Lượng Thọ này độ hành giả tại gia, dù trong hoàn cảnh phức tạp đều có thể một đời viên mãn thành Phật, huống hồ xuất gia lại càng dễ dàng hơn. Đây gọi là phổ độ, không chúng sanh nào không được độ. Điển tích này thực tế vi diệu, thù thắng, cứu cánh viên mãn đến tột cùng.

Mười sáu vị Bồ tát tại gia chỉ có ngài Hiền Hộ là bản địa, ngoài ra đều là Bồ tát phương khác đến, mười phương thế giới chư Phật, tất cả đều giảng Tịnh Độ. Nếu một vị Phật nào giảng Tịnh Độ, giảng bộ kinh này thì tất cả Bồ tát ở mười phương thế giới đều sẽ đến tham dự pháp hội, trang nghiêm đạo tràng, làm chúng ủng hộ.

A Di Đà Phật!

(Trích nguyên văn lời khai thị của Lão Pháp Sư Tịnh Không: Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Phần 4).

—————————————————————–

facebook – PHÒNG PHÁT HÀNH DẦN NGUYỆT

www.dannguyet.com.vn

Tin Liên Quan