Đọc xong bạn sẽ biết sống tốt hơn với chính mình

Bạn chỉ sống có một lần trong đời, nên “miệng lưỡi thế gian” có nói gì không tốt đến tai bạn thì bạn hãy cứ bơ đi mà sống, đơn giản vì họ không sống cho cuộc đời của bạn.

1. Nếu họ chê bai rằng cái váy của bạn không đẹp, chiều cao của bạn khiêm tốn quá, gương mặt bạn trang điểm kém xinh, mũi bạn thấp lè tè… vân vân và vân vân mà mục đích là “đâm chọt” nhiều hơn góp ý xây dựng thì bạn đừng vội buồn.

2. Với những kẻ chuyên đi nói xấu sau lưng bạn, đâm bị thóc chọc bị gạo khi bạn không có mặt thì hãy mỉm cười và “bơ” chúng đi nào. Cả đời họ chỉ có thể đứng sau lưng bạn mà thôi.

3. Rồi sẽ có lúc bạn bị chính bạn bè của mình phản bội, làm tổn thương.

Đừng dằn vặt, dù có tiếp tục trở lại làm bạn hay không thì cũng hãy cố gắng tha thứ cho họ.Tha thứ không phải để trở nên vĩ đại, mà là để hạnh phúc hơn. Việc bạn dằn vặt, mắng chửi, thù ghét người khác cũng đồng thời gây tổn thương cho chính bạn.

4. Tập sống thật với chính mình.

Vui thì cười, buồn thì khóc, thương ai đó thì nói cho họ nghe, ghét ai đó thì góp ý để họ trở nên đáng yêu hơn. Đừng giữ buồn phiền trong lòng quá lâu kẻo bị “ung thư tâm hồn” nha các ấy!

5. Cuộc sống không phải lúc nào cũng êm đềm.

Những kẻ không ưa bạn sẽ chực chờ sơ hở để làm bạn buồn, bạn khóc, bạn tổn thương và mục đích là khiến bạn không gượng dậy được. Đó là những lúc bạn cần mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

6. Cách tốt nhất để kết thúc một cuộc tranh cãi là im lặng.

Nếu cả hai cùng gân cổ lên để cãi như hai chiếc loa phát thanh, không ai nhường ai thì câu chuyện sẽ kết thúc một cách rất tồi tệ, tình cảm sẽ sứt mẻ. Hãy thử im lặng nghe họ trút hết bực dọc trước. Bạn sẽ có thời gian để suy nghĩ ai đúng ai sai và giải quyết mâu thuẫn êm thắm hơn hẳn.

7. Trong cuộc đời của mỗi người, có 4 từ được nói nhiều nhất: Xin chào, Tạm biệt, Cám ơn và Xin lỗi.

Hãy nói xin chào với những người bạn mới, những điều tốt đẹp. Nói Tạm biệt với những mối quan hệ xấu, những điều không vui.

DAN NGUYET

 

Tại sao bạn luôn gặp chuyện không vừa ý, hóa ra chính bởi vì thiếu 3 điều này

Trên đời có rất nhiều chuyện mới nhìn quả thực không vừa ý chút nào. Tại sao chúng ta luôn phải đối mặt với biết bao nhiêu điều không thuận mắt như thế? Câu trả lời thực ra khá đơn giản.

Mỗi người một cách sống, cách nghĩ. Bạn thực ra chỉ cần sống tốt cuộc đời của mình là đủ, những chuyện khác chớ nên quan tâm quá nhiều. Tục ngữ có câu: “Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”, mỗi người là một bông pháo hoa mang một màu sắc, ảnh hình khác nhau.

Đừng bao giờ bận tâm xem người khác sống thế nào hay mình trong mắt họ ra sao. Nếu chỉ hướng tầm mắt mình ra bên ngoài, bạn sẽ chỉ thấy những nỗi muộn phiền, chuyện ganh đua hơn thiệt, mình chẳng bằng người, cuộc đời sao khốn khó làm vậy.

Sở dĩ người ta thường xuyên gặp chuyện không vừa ý, không thuận mắt là bởi:

1. Không đủ tu dưỡng

Tô Đông Pha là một thi nhân nổi tiếng thời Tống, được hậu thế xưng tụng là “Đường Tống bát đại gia” (8 đại gia văn học lớn thời Đường Tống). Ông có tài nhưng đôi khi cũng khá kiêu ngạo. Một hôm, Tô Đông Pha lên chùa, ngồi thiền cùng một lão tăng.

Một lúc sau, ông mở mắt ra hỏi: “Ngài thấy dáng ngồi thiền của tôi ra sao?“.

Lão tăng nhìn khắp một lượt rồi gật đầu khen ngợi: “Trông giống như một vị Phật vậy, cao quý và trang nghiêm“. Tô Đông Pha nghe thấy rất cao hứng.

Lão tăng lại hỏi: “Thế ngài nhìn tôi ngồi ra sao?“.

Vốn thích hay trêu chọc người khác, Tô Đông Pha nghĩ ngợi một lát rồi đáp: “Tôi nhìn thấy ngài quả giống như một đống phân bò“.

Lão tăng nghe xong ngửa mặt lên trời cười, cũng không phản bác lại gì. Về nhà Tô Đông Pha hào hứng đem câu chuyện kia kể lại với em gái Tô Tiểu Muội của mình. Không ngờ nghe xong, Tô Tiểu Muội phá lên cười, cho rằng anh trai mình thật ngốc nghếch.

Đông Pha không hiểu chuyện, liền gặng hỏi. Tô Tiểu Muội đáp: “Lão tăng ấy có tâm Phật nên mới nhìn huynh giống như Phật. Còn trong tâm huynh lại có đầy phân bò, rác bẩn nên mới nói lão tăng như vậy đó!“.

Đây chẳng phải chính là câu chuyện về cảnh giới tu dưỡng tâm hồn hay sao? Người đức cao vọng trọng thì trong tâm chứa đầy thiện tâm, từ câu nói, ánh nhìn đều toát ra vẻ thuần thiện, mỹ hảo, nhìn người khác đều bằng một lòng từ bi, hoà ái, trông thấy ai cũng giống như Phật, đều nhìn ra vẻ thánh thiện của người ta.

Còn người tu dưỡng không đủ, cảnh giới tinh thần thấp thì trong tâm chứa đầy rác của lòng đố kỵ, tâm oán ghét, thói tự phụ, sự khoe khoang, một khi nhìn người khác thì chỉ thấy cái xấu xa, thấp hèn, đáng phê phán, nhìn bằng một tâm đố kỵ dâng đầy.

Tâm thái của bạn như thế nào sẽ quyết định cách bạn đối nhân xử thế ra sao. Chỉ trích người khác, soi mói cuộc sống của người xung quanh kỳ thực thường là do sự tu dưỡng của bản thân không đủ.

Sở dĩ gặp quá nhiều điều không thuận mắt không phải là vì người ta bị ghét bỏ, mà chính bởi thái độ đối nhân xử thế của họ có vấn đề.

Thầy Pháp Hoà

2. Không đủ tầm nhìn

Con ếch suốt đời chỉ ngồi đáy giếng, khoảng trời của nó chỉ nhỏ con con đúng bằng miệng giếng. Bảo nó rằng vũ trụ này bao la ra sao, có biết bao tinh tú thế nào, nó thực chẳng tin, còn cho là người ta nói chuyện viển vông, nhăng cuội.

Thấy người khác không thuận mắt kỳ thực chính là bản thân mình đang sống như ếch ngồi đáy giếng. Vì hiểu biết và tầm nhìn của cá nhân bị giới hạn nên tư duy cũng nhỏ hẹp, không thoát khỏi lớp vỏ do chính mình tạo ra.

Những người này hàng ngày chỉ thích quan sát cuộc sống của người khác, bình phẩm này nọ, bàn ra tán vào. Họ dùng tiêu chuẩn của cá nhân, quan điểm của bản thân mà đánh giá người khác. Kỳ thực làm sao mà đánh giá được đây?

Rất nhiều người bản thân đã không biết cố gắng, lại mang lòng ghét bỏ, oán hận khi thấy người khác quá nỗ lực, chế giễu người khác là kẻ ngốc chỉ biết vùi đầu làm việc, không hiểu cách hưởng thụ cuộc sống.

Lại có người cả cuộc đời ngồi rỗi, ăn không mà cứ thấy gai mắt khi nhìn thấy người khác dốc sức phấn đấu. Bản thân không đạt được còn muốn ngăn trở người khác giành lấy.

Rất nhiều chuyện không thuận mắt, kỳ thực xét tới tận cùng vẫn là vì cảnh giới nhận thức của bản thân còn thấp, kiến giải chưa nhiều.

3. Không đủ bao dung

Khi không đủ thiện tâm, bao dung, người ta nhìn gì cũng chẳng thấy vui. Chính là “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” (Nguyễn Du), cũng lại là “Tướng tuỳ tâm sinh, cảnh tuỳ tâm chuyển” (Tướng mạo do tâm mà sinh ra, cảnh vật do lòng người mà thay đổi).

Đây chẳng phải chính là câu chuyện về cảnh giới tu dưỡng tâm hồn hay sao? Người đức cao vọng trọng thì trong tâm chứa đầy thiện tâm, từ câu nói, ánh nhìn đều toát ra vẻ thuần thiện, mỹ hảo, nhìn người khác đều bằng một lòng từ bi, hoà ái, trông thấy ai cũng giống như Phật, đều nhìn ra vẻ thánh thiện của người ta.

Còn người tu dưỡng không đủ, cảnh giới tinh thần thấp thì trong tâm chứa đầy rác của lòng đố kỵ, tâm oán ghét, thói tự phụ, sự khoe khoang, một khi nhìn người khác thì chỉ thấy cái xấu xa, thấp hèn, đáng phê phán, nhìn bằng một tâm đố kỵ dâng đầy.

Tâm thái của bạn như thế nào sẽ quyết định cách bạn đối nhân xử thế ra sao. Chỉ trích người khác, soi mói cuộc sống của người xung quanh kỳ thực thường là do sự tu dưỡng của bản thân không đủ.

Sở dĩ gặp quá nhiều điều không thuận mắt không phải là vì người ta bị ghét bỏ, mà chính bởi thái độ đối nhân xử thế của họ có vấn đề.

thầy Pháp Hoà

 

 

3. Không đủ bao dung

Khi không đủ thiện tâm, bao dung, người ta nhìn gì cũng chẳng thấy vui. Chính là “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” (Nguyễn Du), cũng lại là “Tướng tuỳ tâm sinh, cảnh tuỳ tâm chuyển” (Tướng mạo do tâm mà sinh ra, cảnh vật do lòng người mà thay đổi).

Nhìn một người không thuận mắt, thì người thấy khó chịu lại chính là bản thân mình. Không bao dung cho người hoá ra chính là không thể từ bi với bản thân, không cho bản thân một lối thoát.

Mỗi người có một cuộc đời, số phận đã được định mệnh an bài sẵn. Tiền tài, danh vọng, quyền lực… không phải do tranh giành mà có được, nếu có được cũng chẳng lâu bền. Phúc phận của người ta được quyết định bởi cách sống và thái độ ứng xử trên đời. Sống tốt thì có phúc báo, bao dung, lấy thiện đãi người thì ắt được thanh thản, thoải mái.

Không vừa mắt với người khác chính là do thấy họ khác mình quá xa, có thể hơn, có thể kém mình. Nhưng kỳ thực, mỗi người sinh ra đều có một cuộc đời khác biệt nhau từ đầu. Mọi sự khác biệt đều có thể bao dung, đều có thể dùng lòng từ bi mà dung chứa, đó mới là cảnh giới cao nhất của đạo làm người.

Vậy nên, đừng quá bận tâm người khác sống ra sao

Bạn có cuộc sống của bạn, tôi có truy cầu của tôi, mỗi người đều là những bông pháo hoa khác nhau.

Con người có cả trăm kiểu, mỗi người lại có một cảnh giới cao thấp khác nhau. Người có tầng thứ cao thường chỉ chú tâm tới cuộc sống của mình, không đố kỵ và ghét bỏ người khác, lại luôn âm thầm nỗ lực, tu sửa bản thân.

Còn người ở tầng thứ thấp mới bỏ mặc đời mình, quá chú tâm tới cách sống của người khác. Họ nhìn người khác không thuận mắt, thấy toàn chuyện trái tai gai mắt, cuộc sống ngột ngạt biết bao. Họ đã đánh mất đi hoàn toàn cái ngây thơ, hồn hậu thuở ban đầu của mình với cuộc sống này.

Và bạn hãy nhớ:

Không bình phẩm người khác là một loại tu dưỡng nhưng không để ý đến những bình phẩm của người khác lại là một loại tu hành.

 

Tin Liên Quan