AI SẮP ĐẶT SỐ PHẬN CHÚNG TA ?

phat

Theo quan điểm của Nho giáo, khái niệm Số mạng được dẫn xuất từ lý thuyết Thiên mệnh, tức là Mệnh Trời: “Sống chết có số mạng, giàu sang tại Trời” (Tử sanh hữu mạng, phú quí tại Thiên) Con người không thể cãi lại mệnh Trời, “Trời kêu ai người nấy dạ”. Mọi cố gắng của con người không ngoài ý Trời. Có thể nói, theo quan niệm của Nho giáo thì con người cần phải đặt hết mọi niềm tin vào ý chí của Trời.


Như vậy, quan điểm về Thiên mệnh xét đến cùng thì luôn mang tính chất tiêu cực, thụ động, cứng nhắc; triệt tiêu mọi nỗ lực chuyển hóa, hướng thiện của con người. Con người khi mới sinh ra thì đã có một số mệnh an bài và được định đoạt bởi ý chí của một đấng siêu nhiên. Một khi đã đặt trọn niềm tin của mình vào đấng siêu nhiên, vào số
phận, số mạng thì con người đành phải chấp nhận xuôi tay, giao phó toàn bộ đời mình cho một đấng quyền năng quyết định.

Trái với những quan điểm đó, Phật giáo không chủ trương và không chấp nhận số mệnh. Con người hiện hữu trong dòng sống lead 2020 sinh động với các đặc tính khác nhau là kết quả giày replica tphcm của Nghiệp được tạo tác bởi chính họ trong hiện tại và quá khứ. “Con người là chủ nhân của Nghiệp, là kẻ thừa tự Nghiệp…” (Kinh Tiểu Nghiệp Phân Biệt – Trung Bộ III ).


Nghiệp là hành động có tác ý, hay hành động phát sinh từ tâm được thể hiện qua hành động (Thân nghiệp), ngôn ngữ (Khẩu nghiệp) và tư duy (Ý nghiệp). best record player under 200 Nghiệp lực là sức mạnh của Nghiệp, là động lực thúc đẩy, dẫn dắt để hình thành một thân phận chúng sanh. Nghiệp do mình tạo ra rồi trở lại chi phối chính mình. Nghiệp có nhiều loại, mỗi loại có một tính chất và công năng khác nhau.


Hai loại Nghiệp chính thường được đề cập là Dẫn nghiệp và Mãn nghiệp.


Dẫn nghiệp là Nghiệp do con người tạo ra trong đời sống hiện tại hay quá khứ thông qua thân, khẩu và ý hoặc thiện hoặc ác, để rồi chính Nghiệp này dẫn dắt con người ấy sanh vào một trong sáu nẻo của Lục đạo (Trời, Người, A tu la, Súc sanh, Ngạ quỷ và Địa ngục ). Tuy nhiên, cùng là người nhưng có người khỏe mạnh, người lại ốm đau; người đẹp, kẻ xấu; người này sang trọng, người kia lại nghèo hèn và tất cả những sai biệt ấy là Quả báo của Mãn nghiệp.


Con người tạo ra Nghiệp và sẽ không thể và không bao giờ trốn thoát được những Nghiệp do mình gây tạo ra. Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng, quan điểm về Nghiệp của Phật giáo không giống như Định mệnh hay Số mệnh. Điểm khác nhau cơ bản giữa Nghiệp và Số mệnh ở chỗ, electronicsmarket .org Nghiệp do chính con người tạo tác, có tính chất duyên sinh, bất định tính và vô ngã nên Nghiệp có thể chuyển hoá được. Do đó, con người có thể thay đổi, chuyển hóa Nghiệp báo của chính mình từ xấu thành tốt, từ ác thành thiện hoặc ngược lại.


Năng lực chuyển hóa Mãn nghiệp trở thành tốt hơn hoặc xấu đi được gọi là Năng tiêu nghiệp. Tác dụng của Năng tiêu nghiệp trong đời sống hiện tại rất lớn. Một người có tư chất thông minh và cơ thể khỏe mạnh là kết quả của Mãn nghiệp. Thế nhưng, người ấy không lo học tập, rèn luyện thân thể lại còn sống buông thả, đắm say tửu sắc, ma túy… Kết quả từ chỗ khỏe mạnh anh ta trở nên ốm yếu, tiều tụy , từ chỗ thông minh thành ra ngu đần, thác loạn. Năng tiêu nghiệp đã làm tiêu hủy Nghiệp tốt của người này. Ngược lại, một người với quả báo Mãn nghiệp có cơ thể ốm yếu, tật bệnh nhưng nhờ biết giữ gìn sức khỏe, luyện tập dưỡng sinh, ăn uống điều độ, làm việc giờ giấc, thì không những khỏe mạnh, chiến thắng bệnh tật, thậm chí còn trường thọ.; Stephen William Hawking – nhà vật lý vĩ đại người Anh của thế kỷ này – tuy bị liệt toàn thân chỉ còn ba ngón tay nhưng vẫn liên tục đưa ra nhiều phát minh quan trọng…. là những thí dụ điển hình của Năng tiêu nghiệp theo hướng tích cực.


Đối với Dẫn nghiệp, một loại Nghiệp có cường độ mạnh trong việc quyết định hướng tái sanh nhưng vẫn chuyển hóa được. Trong sách Đồng Mông Chỉ Quán, ngài Trí Giả đại sư có kể chuyện một Sa di yểu mạng nhưng nhờ cứu sống một đàn kiến nên được chuyển Nghiệp. Đáng lẽ, vị Sa di này phải chết trong vòng một tuần lễ lại được sống an ổn, trường thọ. Năng lực chi phối Dẫn nghiệp là Năng hủy nghiệp. Một người thọ mạng vẫn còn, nghiệp lực của Dẫn nghiệp (Tái sanh nghiệp) vẫn còn nhưng vì người này trong đời trước hoặc ngay trong đời này đã tạo ra những Nghiệp cực mạnh, có khả năng tiêu hủy đời sống của họ, khiến họ có thể mất mạng như thường. Đó là những trường hợp đột tử, bất đắc kỳ tử, tai nạn… Đây không phải là số mệnh,định mệnh hay tới số, tận số. Phật giáo gọi là Nghiệp, tác động của Năng hủy nghiệp đã tiêu hủy một Dẫn nghiệp được tạo ra trước đó, chấm dứt một đời sống. Năng hủy nghiệp trong trường hợp này giống như cơn gió thổi tắt đèn trong khi đèn vẫn còn dầu và còn tim đèn.
Tựu trung, Nghiệp theo Phật giáo là một cơ chế vận hành của đời sống được khám phá bởi Tuệ giác của Đức Phật chứ không phải một tín ngưỡng vu vơ, siêu hình và hoàn toàn khác biệt với quan niệm giây thê thao Số mệnh của Nho giáo. Nghiệp tuy có năng lực mạnh mẽ, chi phối và quyết định đời sống của Chúng sanh trong hiện tại và tương lai nhưng Nghiệp có thể chuyển hóa và thay đổi được thông qua nỗ lực tu tập của cá nhân, chứ không cứng nhắc, tiêu cực như Số mệnh. Thuyết Nghiệp rất tích cực, khoa học và công bằng. Nó tôn vinh trách nhiệm và giá trị con người, thúc đẩy con người hướng thiện, sống đạo đức, theo lẽ phải. Thuyết Nghiệp khích lệ con người hành động và tiến bộ, hoàn toàn vắng mặt bóng dáng tiêu cực, yếm thế.
Như vậy chính chúng ta Quyết định cho Số mệnh của chính mình.


Nam Mô A Di Đà Phật

———————–

( Bạn đọc xong nếu bạn thấy ý nghĩa xin hãy chia sẻ …
Nếu bạn cảm thấy trang ”  www.facebook.com/trungtamphathanhdn  ” này có chút lợi lạc hãy LIKE để kết nối và sẽ ĐƯỢC NHIỀU HƠN THẾ NỮA … ) Chân Thành Cảm Ơn …

=========================

TRUNG TÂM PHÁT HÀNH DẦN NGUYỆT
Điện thoại : 0943-666-589 — 04-66-534-534
Địa chỉ : Số 10 ngõ 43 phố Cầu Cốc – Nam Từ Liêm – Hà Nội
Website : www.dannguyet.com.vn
www.facebook.com/trungtamphathanhdn

Tin Liên Quan